Cử nhân Luật về quê làm bạn với cây tre, bảo vệ môi trường

Biết quê hương có nhiều tre nứa, Nhân muốn dùng chính nguyên liệu này để khởi nghiệp.

5h sáng, Nguyễn Lê Hoàng Nhân (huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng) bật dậy, khoác vội chiếc áo gió mỏng rồi ngồi đóng các đơn hàng khách đặt trong đêm để gửi đi sớm. Một bên máy tính, một bên là điện thoại, chàng trai sinh năm 1998 một mình vừa in đơn vừa rà soát các kế hoạch công việc của ngày mới.

Hoàng Nhân về quê khởi nghiệp từ năm 22 tuổi.

 
Công việc mà Nhân nhắc tới nằm trong dự án nghiên cứu, sản xuất sản phẩm xanh thay thế rác thải nhựa được chàng trai ấp ủ từ những năm còn ngồi trên ghế giảng đường.

Nhân cho biết, bản thân có tình yêu khá lớn với môi trường và luôn trăn trở bởi rác thải nhựa đang là mối nguy hại lớn. Hơn nữa từ trong thâm tâm, Nhân muốn được đóng góp một phần công sức nhỏ bé cho cộng đồng, quê hương nơi mình sinh ra.

Năm thứ 2 đại học Nhân chế tác sáo trúc để kinh doanh và có thương hiệu “Sáo trúc Hoàng Nhân”. Biết quê hương có nhiều tre nứa, Nhân muốn dùng chính nguyên liệu này để khởi nghiệp. Ý tưởng đó hình thành từ khoảng năm 2018-2019, khi Nhân còn là sinh viên năm 3.

 Hiện tại dự án đã có trên 100 sản phẩm như bát đĩa, cốc nước, ấm chén, hộp đựng, bàn chải đánh răng, ống hút... và các món đồ trang trí, lưu niệm thân thiện với môi trường. 


Giữa năm 2020, Nhân tốt nghiệp ngành Luật, Đại học Đà Lạt. Trong khi nhiều bạn bè chọn ở lại thành phố lập nghiệp thì Nhân quyết định khăn gói về quê ở thị trấn Cát Tiên, huyện Cát Tiên, cách TP Đà Lạt 200 km để phát triển dự án chế tạo sản phẩm từ tre, nứa.

Nhân chia sẻ: “Tôi nhận thấy tre, nứa nhiều nhưng bà con chỉ khai thác măng làm thực phẩm, lâu lâu lấy về đan lát. Sẵn nhiệt huyết tuổi trẻ, tôi quyết định khởi nghiệp với cây tre, đồng hành cùng bà con trên mảnh đất quê hương”.

Ngày Nhân rời thành phố, bạn bè ai cũng bất ngờ, bởi về quê cơ hội cho người trẻ rất ít. Họ khuyên Nhân suy nghĩ lại. Giai đoạn năm 2017-2018 khi Nhân bảo sau này sẽ về quê làm ống hút tre để bán, một số người bạn còn bảo Nhân bị điên.

“Thời điểm đó phong trào tẩy chay rác thải nhựa chưa được đẩy lên cao và chưa nhận được sự quan tâm, chú ý của cộng đồng nên nhiều người ngờ vực”, 9X kể.

Nhưng khi biết được ý tưởng và mong muốn của con trai mẹ Nhân lại ủng hộ hết lòng. “Con chỉ có một cuộc đời để sống vậy nên hãy sống một cuộc đời mà con nhớ mãi”, bà Lê Thị Hiệp (57 tuổi, mẹ Nhân) nói.

Ngày bắt tay vào gây dựng sự nghiệp, Nhân dốc sạch tiền tiết kiệm, học bổng và tiền bán sáo trúc. Khi dự án có lợi nhuận 9X tiếp tục dùng tiền đó để tái đầu tư.

Vốn tốt nghiệp ngành Luật, Nhân lúng túng trong khâu sản xuất và quản lý. Thêm vào đó, nguyên liệu khai thác theo mùa, máy móc, trang thiết bị không có sẵn, dự án còn non trẻ, cá nhân chưa có kinh nghiệm marketing, sản phẩm mới mẻ khiến việc tiếp cận khách hàng của Nhân gặp nhiều khó khăn.

Để có thêm kiến thức kinh doanh, Nhân vừa học vừa làm. Chàng trai cũng thường dành tiền tiết kiệm để khi có cơ hội sẽ đi đến những địa phương khác học hỏi các mô hình khởi nghiệp hay và những kiến thức từ các anh chị đi trước.

Trong quá trình thực hiện dự án Nhân thường chia sẻ các thông tin lên mạng xã hội. Từ đó Nhân vừa tiếp nhận các ý kiến góp ý để dự án và sản phẩm ngày một hoàn thiện, vừa giúp lan toả thông điệp đến đông đảo cộng đồng.

Vậy nhưng thời gian đầu sản phẩm được làm ra rất nhiều song không có ai mua. Ống hút tồn kho cộng với cách bảo quản chưa tốt làm hư hỏng số lượng lớn. “Đó là lần vấp ngã đầu tiên, năm đó tôi mất gần 100 triệu, gần như “cụt vốn””, Nhân nhớ lại.

Đứng giữa việc đi tiếp hay dừng lại, Nhân chợt nhớ về lời hứa với các cộng sự và bà con nông dân khi Nhân bắt đầu thực hiện dự án, đó là: “Tôi không chắc dự án sẽ thành công, nhưng có một điều tôi dám chắc là tôi sẽ đi đến cùng”.

Sau những lần thất bại, Nhân nghiệm ra một điều: “Hãy bán những thứ mà người khác cần chứ không phải bán những gì mình có”. Từ quyết tâm đó, Nhân mạnh dạn cho ra đa dạng sản phẩm thay vì tập trung làm mỗi ống hút tre.

Theo Hoàng Nhân, để làm nên sản phẩm chất lượng đòi hỏi quy trình xử lý kỳ công, tỉ mỉ. Ban đầu, sau khi được lựa chọn cẩn thận, tre được phơi khô, luộc qua nước muối để khử mùi, tạo độ bền đẹp rồi gia công tạo hình. Tiếp đó, sản phẩm được vệ sinh bằng nước muối sinh học, hấp tiệt trùng, hấp tinh dầu để chống ẩm mốc và sấy khô theo tiêu chuẩn châu Âu.

Sau 2 năm khởi nghiệp, hiện tại dự án của Nhân đã có trên 100 sản phẩm như bát đĩa, cốc nước, ấm chén, hộp đựng, bàn chải đánh răng, ống hút... và các món đồ trang trí, lưu niệm thân thiện với môi trường. Mỗi tháng Nhân cung ứng 5.000-10.000 sản phẩm các loại ra thị trường.

Trong đó, ống hút, ly nước, bàn chải đánh răng từ thân tre hay hộp ủ trà là những mặt hàng được ưa chuộng nhiều nhất.

Trước đây công nhân và nhà xưởng tập trung tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng và TP Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai. Năm 2023, Nhân sẽ chuyển đổi mô hình, quy trình sản xuất để đưa xưởng về nhà cho bà con nông dân, tiến tới mỗi gia đình là một phân xưởng. Nhân cũng chính là người bao tiêu đầu ra cho bà con. Chàng trai trẻ còn mong muốn trong tương lai sẽ nhân rộng mô hình ra nhiều địa phương khác.

Chị Nguyễn Thị Hồng Anh - Bí thư huyện Đoàn Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng cho rằng, Hoàng Nhân là một bạn trẻ năng động, sáng tạo, nỗ lực khởi nghiệp trên chính mảnh đất quê hương. Ở địa phương đã có rất nhiều người trẻ khởi nghiệp song mới chỉ chú trọng kinh tế, chỉ có Nhân là người đi đầu trong lĩnh vực khởi nghiệp xanh, vừa kết hợp giữa mô hình làm kinh tế vừa bảo vệ môi trường.

“Dự án nghiên cứu, sản xuất sản phẩm xanh thay thế rác thải nhựa của Nhân là mô hình khá mới. Song đã giải quyết được rất nhiều vấn đề cho địa phương: Tạo công ăn việc làm cho đoàn viên thanh niên; tận dụng được nguồn nguyên liệu có sẵn; bảo vệ môi trường, giảm rác thải nhựa…

Để sản phẩm đến được gần với người tiêu dùng, tại tất cả hoạt động liên quan đến khởi nghiệp, rồi các kỳ Đại hội Đoàn, huyện Đoàn luôn tạo điều kiện để cho Nhân có cơ hội trưng bày, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm xanh”, chị Hồng Anh nói.

Linh Trang

Nhói lòng hình ảnh mẹ quỳ trước biển, ngóng tin con 6 tuổi đi học rồi mất tích

Hơn 4 ngày trôi qua, việc tìm kiếm bé N. mất tích khi được gửi ở điểm trông trẻ vẫn chưa có kết quả. Mong nhớ con, người mẹ nhiều giờ gục đầu trước bãi biển, chờ trong vô vọng.

Đừng để sinh viên giỏi xuất sắc trường này bằng trung bình trường khác

"Nếu một sinh viên tốt nghiệp giỏi, xuất sắc của trường này nhưng năng lực làm việc không bằng một sinh viên khá hay trung bình của trường khác, đơn vị tuyển dụng sẽ đánh giá ra sao, hệ lụy của chuyện này thế nào?" - một hiệu trưởng nêu vấn đề.

Nhiều sinh viên tốt nghiệp giỏi, xuất sắc: Trường đã "nhẹ tay"?

Theo các nhà quản lý giáo dục, có nhiều yếu tố dẫn tới tình trạng ngày càng nhiều sinh viên tốt nghiệp xếp loại giỏi và xuất sắc, trong đó không loại trừ lý do nhà trường "nhẹ tay" để làm đẹp hồ sơ.

Ngọc Trinh khoe vẻ sexy, Quốc Trường than là ông chủ vẫn tự tay sửa điện

Ngọc Trinh lấy lại phong độ, khoe vẻ sexy sau thời gian tập luyện chăm chỉ. Diễn viên Quốc Trường than là ông chủ vẫn phải sửa điện.

Học sinh Việt Nam hiếm hoi giành học bổng 100% từ đại học top đầu Australia

Nguyễn Đắc Lê Bách, học sinh lớp 12 Chuyên Tin, trường THPT Hà Nội - Amsterdam, vừa giành được học bổng 100% từ ĐH Sydney, Australia.

Nữ sinh Hà Nội xinh đẹp trúng tuyển đại học hàng đầu châu Á

Nộp hồ sơ vào đại học của Singapore, nơi vốn đề cao các thành tích học thuật nhưng Hà Linh tự nhận điểm số của mình không quá xuất sắc. Vì thế, nữ sinh cố gắng thuyết phục hội đồng tuyển sinh bằng cách thể hiện các ưu điểm ở con người mình.

'Hình phạt của cô giáo thay đổi cả cuộc đời tôi'

Thay vì đình chỉ học tạm thời hay yêu cầu những học sinh phạm lỗi viết bản kiểm điểm, cô giáo đã phạt bằng cách yêu cầu tôi tưới cây mỗi ngày.

Cô giáo Nguyệt 'Chúng ta của 8 năm sau' ngày càng đẹp và sexy

Quỳnh Kool - cô giáo Nguyệt 'Chúng ta của 8 năm sau' được khen ngày càng xinh đẹp, vóc dáng chuẩn và eo thon hơn trước.

Bi hài cho con học năng khiếu ngày hè: 2 năm chơi được 'nhõn' 2 bản nhạc

Kỳ nghỉ hè luôn là quãng thời gian yêu thích đối với học sinh. Tuy nhiên, làm thế nào để các con có một kỳ nghỉ hè bổ ích, đúng nghĩa sau một năm học căng thẳng vẫn là điều băn khoăn của không ít phụ huynh.

Cuộc đua khốc liệt vào lớp 10: Con ôn thi, cả nhà phải ‘đi nhẹ, nói khẽ’

Kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội năm nay tiếp tục "tăng nhiệt" khi số thí sinh tăng, tỷ lệ chọi cao. Đồng hành cùng con trong kỳ thi này, nhiều phụ huynh thừa nhận, họ áp lực hơn cả thí sinh.

Đang cập nhật dữ liệu !