Nam sinh trường không chuyên đạt 9.0 IELTS

Đạt 9.0 IELTS hồi đầu tháng 2, Hàn Bách trở thành học sinh đầu tiên không theo học trường chuyên, hệ chuyên của Hà Nội giành được kết quả này. Trước đó, phần lớn người đạt mốc 9.0 đều là học sinh trường chuyên hoặc giáo viên dạy IELTS.

Nguyễn Hàn Bách (sinh năm 2007), học sinh lớp 11I2, Trường THPT Tây Hồ, nhận kết quả 9.0 IELTS vào đầu tháng 2 vừa qua. Trong đó, cả ba kỹ năng Nghe, Đọc, Nói của Bách đều đạt 9.0; kỹ năng Viết đạt 8.5.

“Em vui với kết quả này, tuy nhiên trước đó chưa từng đặt áp lực phải đạt mức cao nhất”, Bách nói.

Bách bắt đầu học IELTS từ năm lớp 9. Khi ấy, nam sinh cảm thấy “trước sau gì cũng cần dùng nên tập trung học luôn”. Thời điểm đó, khả năng của Bách đạt khoảng 6.0.

Lên cấp 3, khi theo học tại lớp định hướng chuẩn quốc tế IELTS của Trường THPT Tây Hồ, nhận thấy học trò có khả năng làm tốt bài thi này, cô giáo động viên Bách nên đăng ký thi ngay. Không ngờ, nam sinh đạt 9.0 ngay trong lần thi đầu tiên.

Theo Bách, nhiều người khi ôn luyện IELTS thường cố gắng học các “mẹo mực”. Không cổ súy cho cách làm này, Bách thấy rằng thí sinh cần nắm rõ các tiêu chí và đặt ra quy tắc cho mình để đạt kết quả cao nhất khi làm bài.

Trong 4 kỹ năng, nam sinh cảm thấy yếu nhất ở phần Viết. Vì thế, Bách thường dành nhiều thời gian để ôn luyện nội dung này. Task 1 của phần Viết thường viết theo dạng, Bách cho rằng cần phải có ngay dàn ý trong đầu và biết cách chia đoạn phù hợp. Nếu chia đoạn không logic có thể dẫn tới việc không biết so sánh các dữ liệu, con số với nhau, từ đó không có ý để phân tích, đánh giá.

Với Task 2 thường yêu cầu thí sinh đưa ra ý kiến, quan điểm. Để trau dồi phần này, Bách thường xuyên tham gia các cuộc thi tranh biện hoặc xem tranh biện. Điều này rèn cho Bách khả năng tư duy, lập luận sắc sảo.

Tuy nhiên, nam sinh cũng cho rằng IELTS vốn là bài kiểm tra ngôn ngữ, vì thế các câu khi viết trong bài cần phải có nghĩa, trôi chảy, mạch lạc, thể hiện được khả năng ngôn ngữ của thí sinh. “Điều này quan trọng hơn rất nhiều so với việc thí sinh cố gắng tìm ra các dẫn chứng thuyết phục, phải mang tính chuẩn xác 100%”.

Trước đây khi ôn luyện phần này, có thời điểm Bách từng cố gắng “phô” ra nhiều từ vựng, ngữ pháp “độc lạ, cao siêu”. Nhưng sau đó, nam sinh nhận ra để đạt điểm cao, không nên nhồi nhét nhiều từ vựng lạ. Điều đó dẫn đến bài viết không tự nhiên, đôi khi khó kết nối với những đoạn tiếp theo.

425805291 900945148701359 7012718740694772712 n.jpg
Nguyễn Hàn Bách (sinh năm 2007), học sinh lớp 11I2, Trường THPT Tây Hồ, nhận kết quả 9.0 IELTS vào đầu tháng 2 vừa qua. 

Với phần Nói, bí quyết của Bách là luyện nói sao cho thật tự nhiên, trôi chảy. Vốn là người “thích dùng tiếng Anh”, Bách thường sử dụng bất cứ khi nào có thể. “Em hay lên mạng tìm kiếm những người bạn có cùng sở thích để nói chuyện, ví dụ như khi chơi game. Ngoài ra, khi rảnh rỗi, em cũng xem các video hoặc bài nghiên cứu bằng tiếng Anh. Vì thế, đây là phần em cảm thấy tự tin nhất”.

Cũng như khi viết, theo Bách khi nói, thí sinh cũng không nên cố nhồi vào những từ vựng hiếm, cao siêu, bởi như thế bài nói cũng sẽ rất khó hiểu và không được điểm cao. 

Ngoài ra, theo nam sinh, khi bước vào phòng thi, thí sinh có thể tìm kiếm một người bạn bên cạnh mình, cố gắng bắt chuyện và hỏi xem họ có muốn luyện tiếng Anh cùng không. “Việc tập nói trước khi vào phòng chỉ khoảng 10-15 phút cũng giúp thí sinh không bị bỡ ngỡ và nói trôi chảy, tự nhiên hơn”.

Với phần Đọc, theo Bách dạng bài dễ mất điểm là Matching Heading và True/False/Not given hoặc Yes/No/Not Given. 

“Với những dạng bài này, kể cả khi dùng kỹ thuật Skim – Scan cũng sẽ phải đọc toàn bộ nội dung. Do đó, cách làm bài tốt nhất vẫn là đọc toàn bộ bài, cố gắng nắm bắt được nội dung chính và nội dung cụ thể của từng đoạn”.

Với phần Nghe, Bách cho rằng cần phải hiểu nội dung và cố gắng tập trung để không bỏ sót thông tin. “Các câu hỏi trong bài nghe thường đặt theo thứ tự khớp với từng phần nội dung trong bài. Cho nên, không cần phải chờ đáp án câu 2 khi người ta đã nói đến câu 3. Tốt nhất, nếu không nghe được thì nên bỏ qua, chấp nhận mất điểm đoạn ấy”.

Để luyện tập phần này, Bách thường chủ động tìm nghe những video về Lịch sử, Địa lý, Khoa học và xem đó như một phần trong cuộc sống. Ngoài ra, khi muốn tìm hiểu về một vấn đề gì, Bách đều tìm các tài liệu liên quan bằng tiếng Anh.

Cuối cùng, dù ở phần nào, theo Bách luôn cần tuân thủ quy tắc “câu dễ làm trước, câu khó làm sau”. “Em sẵn sàng bỏ một câu nếu em nhận thấy mình đọc cả bài nhưng vẫn chưa tìm được đáp án đúng.

Lúc ấy, em sẽ dừng và làm câu khác để tiết kiệm thời gian. Mục tiêu của em không phải làm đúng 100% mà là cố gắng để đạt điểm cao nhất có thể”, Bách nói. Việc biết quản lý thời gian hiệu quả, theo Bách, cũng là một trong những yếu tố quan trọng để đạt kết quả tốt trong bài thi IELTS.

Nhói lòng hình ảnh mẹ quỳ trước biển, ngóng tin con 6 tuổi đi học rồi mất tích

Hơn 4 ngày trôi qua, việc tìm kiếm bé N. mất tích khi được gửi ở điểm trông trẻ vẫn chưa có kết quả. Mong nhớ con, người mẹ nhiều giờ gục đầu trước bãi biển, chờ trong vô vọng.

Đừng để sinh viên giỏi xuất sắc trường này bằng trung bình trường khác

"Nếu một sinh viên tốt nghiệp giỏi, xuất sắc của trường này nhưng năng lực làm việc không bằng một sinh viên khá hay trung bình của trường khác, đơn vị tuyển dụng sẽ đánh giá ra sao, hệ lụy của chuyện này thế nào?" - một hiệu trưởng nêu vấn đề.

Nhiều sinh viên tốt nghiệp giỏi, xuất sắc: Trường đã "nhẹ tay"?

Theo các nhà quản lý giáo dục, có nhiều yếu tố dẫn tới tình trạng ngày càng nhiều sinh viên tốt nghiệp xếp loại giỏi và xuất sắc, trong đó không loại trừ lý do nhà trường "nhẹ tay" để làm đẹp hồ sơ.

Học sinh Việt Nam hiếm hoi giành học bổng 100% từ đại học top đầu Australia

Nguyễn Đắc Lê Bách, học sinh lớp 12 Chuyên Tin, trường THPT Hà Nội - Amsterdam, vừa giành được học bổng 100% từ ĐH Sydney, Australia.

Nữ sinh Hà Nội xinh đẹp trúng tuyển đại học hàng đầu châu Á

Nộp hồ sơ vào đại học của Singapore, nơi vốn đề cao các thành tích học thuật nhưng Hà Linh tự nhận điểm số của mình không quá xuất sắc. Vì thế, nữ sinh cố gắng thuyết phục hội đồng tuyển sinh bằng cách thể hiện các ưu điểm ở con người mình.

'Hình phạt của cô giáo thay đổi cả cuộc đời tôi'

Thay vì đình chỉ học tạm thời hay yêu cầu những học sinh phạm lỗi viết bản kiểm điểm, cô giáo đã phạt bằng cách yêu cầu tôi tưới cây mỗi ngày.

Bi hài cho con học năng khiếu ngày hè: 2 năm chơi được 'nhõn' 2 bản nhạc

Kỳ nghỉ hè luôn là quãng thời gian yêu thích đối với học sinh. Tuy nhiên, làm thế nào để các con có một kỳ nghỉ hè bổ ích, đúng nghĩa sau một năm học căng thẳng vẫn là điều băn khoăn của không ít phụ huynh.

Cuộc đua khốc liệt vào lớp 10: Con ôn thi, cả nhà phải ‘đi nhẹ, nói khẽ’

Kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội năm nay tiếp tục "tăng nhiệt" khi số thí sinh tăng, tỷ lệ chọi cao. Đồng hành cùng con trong kỳ thi này, nhiều phụ huynh thừa nhận, họ áp lực hơn cả thí sinh.

Nữ sinh Nghệ An hỏi cách nói giọng Bắc, MC Khánh Vy xử trí bất ngờ

Một nữ sinh người dân tộc ở Nghệ An đã hỏi MC Khánh Vy cách làm sao để có thể nói giọng Bắc hay, qua đó giúp bản thân tự tin hơn tại ngày hội sinh viên các dân tộc do trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức mới đây.

'Nói không' với trung tâm, mẹ dạy từ số 0 đến thuyết trình tiếng Anh trôi chảy

Vì tính chất công việc bận rộn, chị Huyền từng có ý định gửi gắm con vào các trung tâm tiếng Anh. Nhưng tham khảo nhiều nơi, không có lộ trình nào khiến chị cảm thấy phù hợp. Cuối cùng, bà mẹ này quyết định tự đồng hành cùng con tại nhà.

Đang cập nhật dữ liệu !