Giảng viên trình độ giáo sư, tiến sĩ phía Bắc nhiều hơn các vùng khác cộng lại

Theo Bộ GD-ĐT, hiện nay quy mô và chất lượng giảng viên được nâng lên rõ rệt trong những năm qua. Riêng vùng Đồng bằng sông Hồng, số người có trình độ tiến sĩ bằng cả nước cộng lại.

Thông tin được đề cập trong dự thảo quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2023, tầm nhìn đến năm 2025.

Theo Bộ GD-ĐT, hiện nay quy mô và chất lượng giảng viên được nâng lên rõ rệt trong những năm qua. Giảng viên có trình độ tập trung chủ yếu ở các trường đại học tại các vùng kinh tế xã hội phát triển. 

Nhìn chung nếu so sánh 2 miền Nam – Bắc. Miền Bắc có số giảng viên có trình độ giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ cao hơn miền Nam rất nhiều. 

Nếu tính theo 6 vùng gồm: Trung du và miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long thì số giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ của Đồng bằng sông Hồng nhiều hơn so tổng của 5 vùng còn lại cộng lại.

Cụ thể, đối với trình độ giảng viên là giáo sư, vùng Đồng bằng sông Hồng chiếm tới 62,13%. Trong khi đó Đông Nam Bộ chỉ 25,58%, Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung 7,14%, Đồng bằng sông Cửu Long 3,82%, Trung du và miền núi phía Bắc là 1%.

W-anh-man-hinh-2024-03-25-luc-123413-1.png
Đồ hoạ: Lê Huyền

Đối với trình độ phó giáo sư, vùng Đồng bằng sông Hồng cũng nhiều nhất với 58,92%, tiếp đến là Đông Nam Bộ với 22,32%, Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung là 10,26%, Đồng bằng sông Cửu Long 5,22%, Trung du và miền núi phía Bắc 2,43%, Tây Nguyên là 0,85%.

W-anh-man-hinh-2024-03-25-luc-123520-1.png
Đồ hoạ: Lê Huyền

Đối với trình độ tiến sĩ, vùng Đồng bằng sông Hồng cũng nhiều nhất với 51,01%, tiếp đến là Đông Nam Bộ với 24,66%, Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung là 11,67%, Đồng bằng sông Cửu Long là 5,22%, Trung du và miền núi phía Bắc là 4,52%, Tây Nguyên là 1,04 %.

W-anh-man-hinh-2024-03-25-luc-123634-1.png
Đồ hoạ: Lê Huyền

Đối với trình độ thạc sĩ, vùng Đồng bằng sông Hồng cũng nhiều nhất với 39,68%, tiếp đến là vùng Đông Nam Bộ với 30,7%, Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung là 13,35%, Đồng bằng sông Cửu Long 9,55%, Trung du miền núi phía Bắc là 5,24%, Tây Nguyên là 1,43%. 

W-anh-man-hinh-2024-03-25-luc-123735-1.png
Đồ hoạ: Lê Huyền

Bộ GD-ĐT nhìn nhận đội ngũ giảng viên đại học có trình độ tiến sĩ tăng đáng kể. Nếu như cách đây 15 năm (2009) cả nước có 61.190 giảng viên đại học - cao đẳng, trong đó, trình độ tiến sĩ có 6.217 người, giáo sư và phó giáo sư là 2.226 người.

Đến năm 2020, tổng số giảng viên (không tính giảng viên tại các trường cao đẳng trừ cao đẳng sư phạm) là 73.132 người, trong đó, trình độ tiến sĩ có 21.977 người, giáo sư và phó giáo sư là 4.865. Như vậy tổng số giảng viên tăng 1,9 lần, trong khi đó số người có trình độ tiến sĩ tăng 3,53 lần, số giáo sư và phó giáo sư tăng 2,12 lần. 

Nhói lòng hình ảnh mẹ quỳ trước biển, ngóng tin con 6 tuổi đi học rồi mất tích

Hơn 4 ngày trôi qua, việc tìm kiếm bé N. mất tích khi được gửi ở điểm trông trẻ vẫn chưa có kết quả. Mong nhớ con, người mẹ nhiều giờ gục đầu trước bãi biển, chờ trong vô vọng.

Đừng để sinh viên giỏi xuất sắc trường này bằng trung bình trường khác

"Nếu một sinh viên tốt nghiệp giỏi, xuất sắc của trường này nhưng năng lực làm việc không bằng một sinh viên khá hay trung bình của trường khác, đơn vị tuyển dụng sẽ đánh giá ra sao, hệ lụy của chuyện này thế nào?" - một hiệu trưởng nêu vấn đề.

Nhiều sinh viên tốt nghiệp giỏi, xuất sắc: Trường đã "nhẹ tay"?

Theo các nhà quản lý giáo dục, có nhiều yếu tố dẫn tới tình trạng ngày càng nhiều sinh viên tốt nghiệp xếp loại giỏi và xuất sắc, trong đó không loại trừ lý do nhà trường "nhẹ tay" để làm đẹp hồ sơ.

Học sinh Việt Nam hiếm hoi giành học bổng 100% từ đại học top đầu Australia

Nguyễn Đắc Lê Bách, học sinh lớp 12 Chuyên Tin, trường THPT Hà Nội - Amsterdam, vừa giành được học bổng 100% từ ĐH Sydney, Australia.

Nữ sinh Hà Nội xinh đẹp trúng tuyển đại học hàng đầu châu Á

Nộp hồ sơ vào đại học của Singapore, nơi vốn đề cao các thành tích học thuật nhưng Hà Linh tự nhận điểm số của mình không quá xuất sắc. Vì thế, nữ sinh cố gắng thuyết phục hội đồng tuyển sinh bằng cách thể hiện các ưu điểm ở con người mình.

'Hình phạt của cô giáo thay đổi cả cuộc đời tôi'

Thay vì đình chỉ học tạm thời hay yêu cầu những học sinh phạm lỗi viết bản kiểm điểm, cô giáo đã phạt bằng cách yêu cầu tôi tưới cây mỗi ngày.

Bi hài cho con học năng khiếu ngày hè: 2 năm chơi được 'nhõn' 2 bản nhạc

Kỳ nghỉ hè luôn là quãng thời gian yêu thích đối với học sinh. Tuy nhiên, làm thế nào để các con có một kỳ nghỉ hè bổ ích, đúng nghĩa sau một năm học căng thẳng vẫn là điều băn khoăn của không ít phụ huynh.

Cuộc đua khốc liệt vào lớp 10: Con ôn thi, cả nhà phải ‘đi nhẹ, nói khẽ’

Kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội năm nay tiếp tục "tăng nhiệt" khi số thí sinh tăng, tỷ lệ chọi cao. Đồng hành cùng con trong kỳ thi này, nhiều phụ huynh thừa nhận, họ áp lực hơn cả thí sinh.

Nữ sinh Nghệ An hỏi cách nói giọng Bắc, MC Khánh Vy xử trí bất ngờ

Một nữ sinh người dân tộc ở Nghệ An đã hỏi MC Khánh Vy cách làm sao để có thể nói giọng Bắc hay, qua đó giúp bản thân tự tin hơn tại ngày hội sinh viên các dân tộc do trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức mới đây.

'Nói không' với trung tâm, mẹ dạy từ số 0 đến thuyết trình tiếng Anh trôi chảy

Vì tính chất công việc bận rộn, chị Huyền từng có ý định gửi gắm con vào các trung tâm tiếng Anh. Nhưng tham khảo nhiều nơi, không có lộ trình nào khiến chị cảm thấy phù hợp. Cuối cùng, bà mẹ này quyết định tự đồng hành cùng con tại nhà.

Đang cập nhật dữ liệu !