'Xin phụ huynh hãy trả lại sự tôn nghiêm cho người thầy'

Chẳng thể chịu thêm áp lực, cùng đồng lương bấp bênh, chị nộp đơn xin thôi công việc đã gắn bó 5 năm, từng là niềm tự hào, mơ ước. Suốt chặng đường từ trường về nhà, chị òa khóc với quyết định của chính mình.

LỜI TÒA SOẠN

Nhiều giáo viên chia sẻ, nghề giáo đang Phải chịu quá nhiều áp lực. Áp lực từ sự đòi hỏi phải không ngừng đổi mới sáng tạo của nghề; từ sự kỳ vọng quá lớn ở phụ huynh, học sinh; từ chính cuộc mưu sinh của các thầy cô... VietNamNet mở diễn đàn Áp lực nghề giáo – nơi chia sẻ mọi vui, buồn của người đứng trên bục giảng. Dưới đây là bài viết của độc giả Phan Thanh Cẩm Giang (Xã Vĩnh Trạch Đông, TP Bạc Liêu, Bạc Liêu). Nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Nghề giáo vốn được xem là một trong những nghề cao quý. Ngày xưa, hễ gia đình có người thân làm giáo viên thường được mọi người xuýt xoa, xem trọng. Trường hợp về ra mắt gia đình người yêu, nếu là cô giáo, thầy giáo càng dễ lấy được tình cảm từ phía phụ huynh. 

Đó là quan niệm thời ông bà ta thuở trước, còn hiện nay, nghề giáo đang dần trở thành một trong những nghề áp lực khiến nhiều giáo viên không còn mặn mà, dù trong thâm tâm vẫn còn yêu nghề.

Chị dâu tôi tốt nghiệp ngành Giáo dục mầm non, xin vào một trường tư thục của tỉnh làm việc. Chị đam mê nghề nuôi dạy trẻ từ thuở nhỏ nên quyết theo đuổi ước mơ đến cùng.

Công việc của giáo viên trường tư chịu khá nhiều áp lực. Hằng ngày, chị phải thức dậy từ 4h30, vượt qua quãng đường xa đến trường, cùng bảo mẫu lau dọn bàn ghế, sắp xếp đồ đạc cho phòng học gọn gàng, sạch sẽ. Đúng 6h, chị đứng lớp đón các bé và cúi chào phụ huynh một cách niềm nở. 

Đặc biệt, hôm nào mệt mỏi vì bệnh, chị cũng phải nén hết vào trong, tươi cười cho đúng quy định của trường. Giáo viên cũng phải ăn nói ngọt ngào vì nếu gặp những phụ huynh khó tính, chị sẽ bị bắt bẻ. Phía nhà trường sẽ gọi lên khiển trách.

Dù mệt và áp lực là vậy nhưng vì yêu nghề, mỗi lúc nhìn thấy sự hồn nhiên của trẻ, bao mệt nhọc trong chị dần tan biến. Chị cũng mong ước có một đứa con khi đã lập gia đình được 2 năm.

Tin vui cuối cùng rồi cũng đến với cô giáo trẻ. Chị vô cùng hạnh phúc khi mỗi ngày mang trong người sinh linh bé nhỏ theo đến trường. Chị mong ước sau mỗi buổi lên lớp dạy dỗ các em những điều hay lẽ phải, đứa con trong bụng cũng dần phát triển thật tốt.

Vốn cơ địa nhạy cảm, sức khỏe yếu nên chỉ sau tháng đầu mang thai chị luôn trong tình trạng mệt mỏi, thiếu sức sống. Chị đến gặp ban giám hiệu nhà trường, trình bày về vấn đề sức khỏe. Đại diện nhà trường động viên, khuyên chị nên cố gắng vượt qua. 

Sau những lần chăm sóc trẻ mang căn bệnh tăng động - thường la hét inh ỏi, đôi khi không làm chủ được bản thân nên đi vệ sinh tại chỗ, khiến chị mệt lả, không còn chút sức lực.

Một lần, khi một học sinh lao vào giành đồ chơi và cào cấu bạn, chị ngăn lại, bắt bé đứng khoanh tay vào góc lớp. Bé la hét, phản đối. Chiều hôm đó, chị đem sự việc trình bày với phụ huynh nhưng phụ huynh cáu gắt: “Con tôi bị bệnh, cô phải nhẹ nhàng. Nếu tôi chịu cảnh con mình bị phạt như thế, đâu bỏ số tiền lớn đem vào trường tư học?”.

Đó không phải là câu chuyện hiếm hoi khi những lần phụ huynh la lối, lớn tiếng với giáo viên ngày càng nhiều. Các thầy cô giáo từng tâm sự với nhau rằng, chỉ mong phụ huynh trả lại sự tôn nghiêm cho họ. 

Những mệt mỏi thời thai kỳ cùng tâm lý căng thẳng, áp lực trong việc dạy học khiến chị không nuốt nổi cơm. Một hôm, trong lúc sắp xếp phòng học chị ngất xỉu phải nhập viện. Tâm trạng chị đau xót tột cùng khi hay tin mình sảy thai.

Chẳng thể chịu thêm áp lực, cùng đồng lương bấp bênh, chị nộp đơn xin thôi công việc đã gắn bó 5 năm từng là niềm tự hào, mơ ước của chị. Suốt chặng đường từ trường về nhà, chị òa khóc với quyết định của chính mình. 

Thời gian đầu thôi việc, ở nhà nghỉ dưỡng, chị thường tâm sự với tôi không thể nào quên được công việc ấy. Có đêm, chị thấy hình dáng bao đứa trẻ với những đôi mắt tròn xoe, gương mặt bầu bĩnh ngây thơ, rồi đọc những bài thơ, lời hát dạy chúng trong tiềm thức.

Trải qua khoảng thời gian dài, hiện tại, tâm lý dần ổn định, chị mở một tiệm tạp hóa nho nhỏ tại nhà. Dù không khá giả nhưng chị cảm thấy thoải mái. Vậy nhưng, những khi có vài bé học sinh ghé mua hàng, chị chạnh lòng, nhìn tôi và nói trong tiếc nuối: “Phải chi lúc trước, nhận được sự cảm thông từ một số phụ huynh khó tính và đồng lương đủ sống giờ chị vẫn tiếp tục với nghề”.

Tôi chỉ biết động viên chị cố gắng an yên với công việc hiện tại, rồi chợt thấy thông cảm với nghề giáo hiện nay. Dù rằng có những trường hợp giáo viên vì những hành xử không đúng mực với học sinh đã gây bất bình trong xã hội nhưng đừng nên quy chụp tất cả giáo viên đều như nhau. Để một ngày, những thầy cô đành phải ngậm ngùi buông bỏ nghề đã gắn bó trong nuối tiếc.

Độc giả có thể chia sẻ câu chuyện của mình về email: Bangiaoduc@vietnamnet.vn. Bài viết được đăng tải sẽ nhận nhuận bút theo quy định. Xin cảm ơn!

Phan Thanh Cẩm Giang (Bạc Liêu)

Cuộc đua khốc liệt vào lớp 10: Con ôn thi, cả nhà phải ‘đi nhẹ, nói khẽ’

Kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội năm nay tiếp tục "tăng nhiệt" khi số thí sinh tăng, tỷ lệ chọi cao. Đồng hành cùng con trong kỳ thi này, nhiều phụ huynh thừa nhận, họ áp lực hơn cả thí sinh.

Nữ sinh Nghệ An hỏi cách nói giọng Bắc, MC Khánh Vy xử trí bất ngờ

Một nữ sinh người dân tộc ở Nghệ An đã hỏi MC Khánh Vy cách làm sao để có thể nói giọng Bắc hay, qua đó giúp bản thân tự tin hơn tại ngày hội sinh viên các dân tộc do trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức mới đây.

'Nói không' với trung tâm, mẹ dạy từ số 0 đến thuyết trình tiếng Anh trôi chảy

Vì tính chất công việc bận rộn, chị Huyền từng có ý định gửi gắm con vào các trung tâm tiếng Anh. Nhưng tham khảo nhiều nơi, không có lộ trình nào khiến chị cảm thấy phù hợp. Cuối cùng, bà mẹ này quyết định tự đồng hành cùng con tại nhà.

Trường ở Hà Nội tăng học phí đột ngột, buộc học sinh thôi học nếu không nộp?

Mới đây, một số phụ huynh của trường THPT Hà Đông (Hà Nội) bày tỏ bất ngờ trước thông báo đột ngột tăng học phí và học sinh có thể phải thôi học nếu không đáp ứng được mức tăng này.

Nam sinh Hà Nội trúng tuyển 11 trường ĐH thế giới, học bổng lên đến 8 tỷ

Từ bỏ suất học bổng ở mức cao nhất dành cho sinh viên quốc tế tại đại học số 1 Canada, Lê Thanh Dũng dự định sẽ theo học tại Mỹ với suất học bổng hơn 8 tỷ đồng.

Không được tổ chức thi riêng, các trường tư Hà Nội tuyển sinh lớp 10 thế nào?

Sở GD-ĐT Hà Nội đã chính thức công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT tư thục và công lập tự chủ. Trong đó, năm nay, Sở yêu cầu các trường tư không tổ chức kỳ thi riêng.

Nam sinh mồ côi bố giành học bổng 7 tỷ: Làm nghề bưng bê lấy tiền thi IELTS, SAT

Biến cố mất bố vào năm lớp 2 khiến Quang dần thu mình, không muốn giao tiếp với ai. Cho đến tận đầu năm lớp 8, em mới bắt đầu có khát khao xóa bỏ con người nhút nhát để bước ra khỏi vùng an toàn.

Đam mê về game đưa nữ sinh trúng tuyển ĐH Mỹ, học bổng 6,6 tỷ

Tự tin chọn lối đi riêng với niềm đam mê về game, Trịnh Bảo Hân (học sinh lớp 12 Anh 2 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam) vừa giành học bổng trị giá 6,6 tỷ đồng vào ĐH Drexel, Mỹ.

'Tôi nghỉ việc để giữ sự uy nghiêm cuối cùng của người thầy'

Trước áp lực của học sinh và phụ huynh, sau một tình huống sư phạm gây tranh cãi, cô H. đã quyết định nộp đơn nghỉ việc, chia tay với nghề đã nhiều năm gắn bó.

Nữ sinh xứ Nghệ trúng tuyển 9 đại học Mỹ

Từ Nghệ An ra Hà Nội học trong môi trường hoàn toàn bằng tiếng Anh, Quỳnh Anh phải chật vật để bắt kịp với các bạn. Nhưng cũng chính cú sốc ấy đã tạo đà giúp nữ sinh chinh phục hàng loạt đại học hàng đầu nước Mỹ.

Đang cập nhật dữ liệu !